Bản đồ quy hoạch Đắk Lắk là tài liệu chi tiết về định hướng phát triển đô thị của khu vực trong thời gian sắp tới. Với những kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, bản đồ này đặt nền tảng vững chắc để Đắk Lắk phát triển các khu đô thị hiện đại. Đây là bước đi trọng yếu nhằm thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, thuộc miền Trung của Việt Nam. Thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột.
Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và là một phần của sông Ba. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía bắc tỉnh Đắk Lắk giáp tỉnh Gia Lai và tỉnh Phú Yên
- Phía đông tỉnh Đắk Lắk giáp tỉnh Khánh Hòa
- Phía nam tỉnh Đắk Lắk giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông
- Phía tây tỉnh Đắk Lắk giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia .
Diện tích và dân số
Đắk Lắk có tổng diện tích 13.125,37 km2. Tính đến tháng 12 năm 2023, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk là 2.207.244 người, mật độ dân số đạt 135 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị là 462.013 người, chiếm 24,7%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên phân theo địa phương tăng 0,75%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất khu vực Tây Nguyên với hơn 1,8 triệu dân. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2023 đạt 25,76%.
(Nguồn: Wikipedia)
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã với 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: Danh Khôi Real)
Kinh tế
Kinh tế chủ đạo của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông, lâm sản. Trong bảng xếp hạng năm 2017 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất trên cả nước, với tổng diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Đắk Lắk cũng là nơi trồng bông, cao su, cacao, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, đây còn là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác như sầu riêng, chôm chôm, bơ, xoài…
Giao thông
Đắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột đi từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Cần Thơ. Ngoài ra, tỉnh còn có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối liền với thành phố Đà Nẵng đi qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh đi qua Bình Phước và Bình Dương…
Một số dự án bất động sản trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk
Đọc tiếp
Suốt một thời gian dài, hoạt động thị trường bất động sản Đắk Lắk ít bị ảnh hưởng bởi bối cảnh sôi động chung của bất động sản cả nước. Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột ít chịu tác động diễn biến đầu tư nhà đất như những đô thị lớn ở hai đầu đất nước. Điều này giúp hoạt động bất động sản địa phương này có những định hướng và duy trì sự ổn định cần thiết trong quy hoạch, thiết chế thị trường.
Bất động sản Đắk Lắk được ví như những cơn sóng ngầm (Nguồn: Vietnamplus)
Dưới đây là một số dự án bất động sản trọng điểm tại tỉnh Đắk Lắk được người dân quan tâm nhiều:
- Khu đô thị Flame City Buôn Ma Thuột: Diện tích 19,5 ha, mật độ xây dựng 44%, cung ứng 568 lô đất nền nhà liền kề, 330 căn hộ chung cư cùng chuỗi tiện ích, công trình công cộng phục vụ đời sống.
- Khu đô thị Eco City Premia Buôn Ma Thuột: Tổng đầu tư 1.989 tỷ đồng, cung ứng 273 lô liền kề, 530 lô shophouse và 167 lô biệt thự đơn – song lập.
- Dự án Buôn Hồ Central Park Đắk Lắk: Diện tích 19,29 ha, mật độ đất ở 13.40%, diện tích đất công cộng 30.70%.
- Dự án Khu đô thị Bắc Tân Lợi: Diện tích quy hoạch khoảng 238,41 ha với các loại hình sản phẩm: khu đô thị, căn hộ chung cư, nhà phố thương mại, trung tâm mua sắm,…
Cập nhật bản đồ quy hoạch Đắk Lắk đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch Đắk Lắk thể hiện rõ mục tiêu và phân chia cụ thể các khu vực chức năng phát triển.
Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch Đắk Lắk hướng tới những mục tiêu cụ thể sau:
- Nâng cao đời sống về vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân đạt mức trung bình khá cả nước, trên cơ sở phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững dựa vào kinh tế xanh, tuần hoàn;
- Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch; thành phố Buôn Ma Thuột là một cực phát triển ở vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết mở với khu vực và quốc tế.
- Tiếp tục duy trì tốc độ tích lũy đầu tư cao cho nền kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, bền vững trong phát triển;
- Đổi mới mạnh mẽ nền khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và văn hóa, y tế, thể dục thể thao.
- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Đến năm 2050, Đắk Lắk trở thành tỉnh có không gian sinh thái, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, đáng sống.
- Đến năm 2050, tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng xanh, tuần hoàn; quy mô kinh tế đứng trong nhóm 25 tỉnh phát triển thịnh vượng cả nước.
- Thành phố Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”, trung tâm đô thị vùng, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp quốc tế.
Bản đồ quy hoạch Đắk Lắk mới nhất (Nguồn: Bộ Xây dựng)
Những nội dung quy hoạch chính
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, tỉnh Đắk Lắk tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm và 5 đột phá phát triển, cụ thể:
- 4 nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển mạng lưới đô thị; cơ cấu lại các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; khai thác, tăng cường kết nối liên vùng và liên tỉnh.
- 5 đột phá phát triển: Cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; kết nối hệ thống giao thông; xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tạo đột phá toàn diện về phát triển giáo dục, đào tạo, y tế.
Quy hoạch đề ra phương án tổ chức những hoạt động kinh tế – xã hội theo cấu trúc không gian gồm “một trọng điểm – ba cực – ba hành lang – ba tiểu vùng”. Trong đó:
- Một trọng điểm là thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận.
- Ba cực phát triển gồm: thị xã Ea Kar, thị xã Buôn Hồ, huyện Ea H’leo, thị trấn Ea Drăng và phụ cận.
- Ba hành lang động lực gồm: hành lang nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế du lịch dịch vụ (Quốc lộ 29); hành lang kinh tế tổng hợp (Quốc lộ 14), hành lang phía Đông (Quốc lộ 26 và cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột).
- Ba tiểu vùng gồm:
- Tiểu vùng phía Bắc: Thị xã Buôn Hồ và các huyện Krông Năng, Ea Súp, Ea H’leo, Krông Búk;
- Tiểu vùng trung tâm: Thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện Krông Pắc, Cư M’gar, Krông Ana, Cư Kuin và Buôn Đôn;
- Tiểu vùng phía Đông Nam: Các huyện Krông Bông, Ea Kar, M’Đrắk, Lắk.
Qua những thông tin từ bản đồ quy hoạch Đắk Lắk, có thể thấy việc đầu tư vào hạ tầng đóng vai trò then chốt trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng sống cư dân. Quan trọng hơn, những định hướng quy hoạch đã thể hiện sự cam kết của chính quyền địa phương đối với phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu cộng đồng.
Xem thêm
Tổng quan về mua bán nhà đất Đắk Lắk cập nhật mới nhất
Tổng quan bản đồ quy hoạch Kon Tum mới nhất
Nguồn: One Housing