1Giới thiệu về cây cẩm nhung
Cây cẩm nhung có tên gọi khác là cây may mắn, nó thuộc giống cây thân thảo, rễ chùm và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây cẩm nhung rất ưa những nơi mát mẻ, ưa bóng và sinh trưởng khá tốt.
Cẩm nhung có màu sắc tươi sáng và không đòi hỏi chăm sóc quá nhiều nên rất được ưa chuộng để trang trí trên bàn làm việc, cửa sổ,…
Lá cây cẩm nhung có nhiều phấn trắng, thuộc loại lá kép và lá khá nhỏ, mọc san sát nhau, phiến lá nhẵn. Vì vậy, lá cẩm nhung có một sức hút lạ kỳ, ai cũng thích ngắm và ngửi lá cẩm nhung.
Tùy theo màu sắc của lá cây mà thân cây có màu đỏ hoặc xanh lá.
Cây cẩm nhung có 2 loại là cẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏ.
Ngoài ra, dựa theo nghiên cứu của đại học Harvard, màu xanh của lá cẩm nhung giúp tăng trí nhớ tới 20%.
2Ý nghĩa của cây cẩm nhung
Cây cẩm nhung tượng trưng cho một tình bạn bền vững và luôn quan tâm, chia sẻ những điều trong cuộc sống.Trong tình yêu, cẩm nhung biểu tượng cho tình yêu thuần khiết, trong sáng.
Đồng thời, cây cẩm nhung còn mang lại những điều may mắn để bạn trở nên tràn đầy niềm tin, lạc quan trước những khó khăn.
Chính vì những ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó của cây nên cẩm nhung thường được làm quà để tặng bạn bè, người yêu.
Ngoài ra, cây cẩm nhung có nhiều gân lá nhìn giống như tiền đô la màu xanh và gân lá chạy xuyên suốt từ cuống xuống ngọn lá mang ý nghĩa cho sự thông thái về trí tuệ. Khi sở hữu một cây cẩm nhung, nó sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thăng tiến trong sự nghiệp, phát tài phát lộc.
3Cây cẩm nhung hợp với mệnh nào? Tuổi nào?
Cây cẩm nhung đỏ hợp với mệnh Hỏa vì trong phong thủy, màu đỏ là màu cho mệnh Hỏa. Cẩm nhung sẽ giúp người mệnh Hỏa kìm chế được cảm xúc và những hành động cảm tính để cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống.
Cây cẩm nhung xanh hợp với những người mệnh Mộc vì màu xanh là màu của mệnh Mộc. Cẩm nhung xanh sẽ giúp người mệnh Mộc gặt hái được nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
4Công dụng cây cẩm nhung
Trên thực tế, cẩm nhung giúp chữa được bệnh trầm cảm vì cẩm nhung mang lại những nguồn năng lượng tích cực, giúp chúng ta giảm bớt áp lực và luôn cảm tinh thần thoải mái.
Ngoài ra, nó hút được các tia điện từ máy tính và các thiết bị điện tử rất tốt, giúp bạn hạn chế được những tia điện tử gây ra các bệnh cho mắt và da.
Ngoài ra, cẩm nhung có hình dáng xinh xắn nên thường được trang trí ở bàn làm việc, cửa sổ, văn phòng,…Nó sẽ làm không gian sống của bạn trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều.
5Cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung
Cách trồng
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị loại đất thịt có trộn với phân vi sinh, mùn than, mùn lá để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm cho cây. Sau đó, bạn sẽ tiến hành trồng bằng phương pháp gieo hạt.
Đầu tiên, bạn nên ngâm hạt trong nước ấm, sau đó mới rắc hạt xuống đất và phủ một lớp đất mỏng để giữ độ ẩm, giúp cây nảy mầm nhanh hơn. Sau khoảng 2- 3 tuần, cây sẽ nảy mầm.
Cách chăm sóc
Chăm sóc cây cẩm nhung khá dễ dàng và không tốn nhiều thời gian. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn chăm sóc cẩm nhung:
Đất: Làm hỗn hợp đất thịt, phân vi sinh, than mùn để cẩm nhung phát triển tốt hơn.
Ánh sáng: Tránh cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gay gắt vì cây là loại ưa sáng và bạn nên đặt cây ở cửa sổ hoặc những nơi mát mẻ. Bạn nên cho cây phơi nắng 2 lần một tuần lúc sáng sớm từ 7- 10h .
Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển tốt là khoảng 18- 30 độ C.
Nước: Bạn có thể dùng bình xịt để tưới nước cho cây mỗi ngày vì cây thuộc loại ưa ẩm. Tuy nhiên, bạn không nên tưới quá nhiều vì sẽ làm cây bị úng nước và bạn nên làm lỗ thoát nước cho cây.
Phân bón: Bạn nên bón phân kích tăng trưởng hoặc phân bón NPK định kỳ cho cẩm nhung. Tốt nhất là một tháng một lần để cây.
Tỉa lá: Bạn nên tỉa lá cho cẩm nhung định kỳ để tránh tán lá quá rậm rạp, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ và thường xuyên quan sát cây để phát hiện sâu bệnh và cắt bỏ những lá bị sâu bệnh.
Nguồn: Sưu tầm